Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Nguyên nhân và cách điều trị viêm chân răng

Hầu hết những tổn thương về răng miệng thường gây ra khá nhiều phiền toái cho người mắc phải, trong đó có một căn bệnh phổ biến thường xuyên xuất hiện đó là viêm chân răng. Thường viêm chân răng chính là sự tổn thương ở lợi, các dây chằng quanh răng, ổ răng. Bệnh có thể gián tiếp gây nên các biểu hiện như: đau, hôi miệng, nếu nghiêm trọng có thể gây mất răng ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Vậy viêm chân răng là gì?  nguyên nhân xuất phát từ đâu, cách điều trị viêm chân răng thế nào? Tất cả thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.


Nguyên nhân và cách điều trị viêm chân răng

Viêm chân răng là bệnh như thế nào?


Viêm chân răng là tình trạng viêm quanh răng, tổn thương từ lợi lan sang các phần khác như các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng. Hậu quả là răng lung lay rồi rụng. Triệu chứng viêm quanh răng cũng tương tự như viêm lợi, cộng thêm một số dấu hiệu khác như hôi miệng, ấn vuốt lợi từ dưới chân răng lên thấy có mủ, răng dài và thưa, lung lay, ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn.


Nguyên nhân gây nên bệnh viêm chân răng


Bệnh thường hình thành do 2 yếu tố chính gây ra, do tác động bên ngoài hoặc bên trong gây viêm, đôi khi bệnh còn do cả hai yếu tố trên kết hợp gây ra, bao gồm yếu tố sau:

* Do yếu tố bên ngoài: yếu tố bên ngoài gây nên tình trạng viêm chân răng thường bao gồm mảng bám và cao răng. Mảng bám răng là một màng mềm phủ lên mặt răng và lợi, chứa các loại vi khuẩn; nguy hiểm hơn cả là vi khuẩn kỵ khí gram âm và xoắn khuẩn (chúng gây các tổn thương ở lợi và quanh răng). Ngoài ra, các yếu tố như chấn thương khớp cắn, răng mọc lệch... cũng góp phần làm cho tình trạng viêm tiến triển nặng thêm.

* Do yếu tố bên trong: Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin C); thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, thai nghén và cho con bú, có các bệnh toàn thân như bệnh nội tiết, bệnh máu; sức đề kháng yếu.

Cách điều trị viêm chân răng

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào chữa trị bệnh quanh răng. Việc chữa chạy là một quy trình phức hợp bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật... Để việc chữa trị có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm. Các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:

- Kháng sinh dùng toàn thân (uống hoặc tiêm, tùy theo thể bệnh và giai đoạn bệnh) như tétracycline, penicilline, docyxycline, amoxicycline, metronidazol...

- Kháng sinh dùng tại chỗ: Sợi tetracycline (đưa vào túi quanh răng) hoặc metrogyl denta gel (bôi). Có thể phối hợp metrogyl denta gel với dung dịch chlohexidine 0,25% (súc miệng).

Việc phòng ngừa viêm chân răng cần được mọi người thực hiện để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất, trước tiên phải biết đánh răng đúng cách. Đánh nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa, phải thay bàn chải ngay. Tuyệt đối không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu. Cần lấy cao răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần. Đây là những biện pháp cơ bản giúp bảo vệ răng miệng tốt nhất, không chỉ mình bệnh viêm chân răng mà những bệnh khác cũng bị đẩy lùi. 

1 nhận xét:

  1. THUỐC TRỊ HÔI MIỆNG, VIÊM CHÂN RĂNG, VIÊM LỢI, VIÊM HỌNG
    Hiện nay bệnh hôi miệng khá phổ biến ở nhiều người, những người bị hôi miệng thường rất mất tự tin, ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp hàng ngày. Nhiều người chữa hôi miệng bằng cách nhai kẹo cao su, nước súc miệng, thuốc xịt, và bạc hà nhưng đó chỉ khắc phục tạm thời, để chữa hôi miệng chúng ta cần phải xác định những nguyên nhân chính gây hôi miệng để điều trị thành công. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng,
    Nguyên nhân hôi miệng
    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng… và các yếu tố khác
    Hôi miệng sinh ra khi vi khuẩn kỵ khí phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng), tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.
    Các yếu tố tạo điều kiện cho sự tồn tại của vi khuẩn kỵ khí bao gồm:
    Thức ăn thừa không được làm sạch.
    Tình trạng giữ vệ sinh răng miệng kém, vụn thức ăn bám vào các khe kẽ bị phân hủy, các mảng bám cao răng lâu ngày không được nha sĩ lấy bỏ là thủ phạm tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn tạo mùi hôi. Không đánh răng hoặc không dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ các mẫu thức ăn bám trên răng và nướu.
    Để xác định nguồn gốc bệnh hôi miệng, có thể yêu cầu người bệnh bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi hôi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi người bệnh bịt mồm, thổi ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân lại là ngoài miệng.
    Các nguyên nhân ngoài miệng: Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.
    Nhà thuốc chúng tôi xin giới thiệu quý khách hàng một loại thuốc gia truyền do gia đình nghiên cứu và bào chữa.Là loại thuốc rất độc đáo được nghiên cứu chọn lọc từ những vị thuốc quý có chất kháng sinh mạnh, thuốc có nguồn gốc thảo dược ĐẶC TRỊ HÔI MIỆNG, VIÊM CHÂN RĂNG, VIÊM LỢI, VIÊM HỌNG rất công hiệu, thuốc đã được sứ dụng và chứng minh với nhiều bệnh nhân đã qua sử dụng.
    Địa chỉ : Số 62 nguyễn chí thanh – Ba Đình – Hà Nội.
    Điện thoại: 0934584929 Mr. Trung

    Trả lờiXóa

 

Tủ thuốc gia đình © 2014

Blog được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ. Vui lòng ghĩ rõ nguồn link khi chia sẻ lại nội dung từ diễn đàn
Edited By IT Việt