Nói tới bệnh viêm mũi dị ứng đã không còn mấy người xa lạ gì với bệnh. Tuy nghe tên và thường gặp trong cuộc sống nhưng đa số bệnh lại ít được nhiều người quan tâm. Đứng trước thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang ở mức báo động dẫn đến tình trạng mắc bệnh viêm mũi mãn tính ngày một gia tăng. Mỗi người chúng ta cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể chữa viêm mũi dị ứng mãn tính để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân và các triệu chứng viêm mũi dị ứng ngay sau đây các bạn nhé!
Nguyên nhân và cách nhận biết viêm mũi dị ứng mãn tính
Nguyên nhân gây viêm mũi di ứng mãn tính
Hầu hết những trường hợp viêm mũi mãn tính đều do dị ứng. Người dị ứng hầu hết đều có một hệ miễn dịch nhạy cảm với bụi, làm các kháng thể bị bùng nổ. Điều này dẫn tới việc bị kháng viêm hay phù nề ở mũi, dẫn đến tình trạng điếc mũi, viêm họng, hắt hơi hay đau đầu...
Ô nhiễm không khí và bụi bẩn: Viêm mũi cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc với những thứ như bụi trần nhà, lông hay nước tiểu động vật, nấm mốc... Các loại khăn trải giường và thảm lót cũng là nơi trú ngụ của những tác nhân trên. Vì thế, cần phải luôn làm sạch môi trường sống để bệnh nhân không tái phát bệnh.
Việc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính trước tiên phải giải quyết được nguyên do vì sao mắc bệnh. Để thoát khỏi các triệu chứng này, các bạn nên sử dụng các loại thuốc giúp làm co niêm mạc, đối với người lớn thì nên dùng những phương pháp như xông mũi với tinh dầu thơm, 1 vài loại thuốc có tác dụng làm co mạch, chống phù nề. Ở những trường hợp nghiêm trọng, chúng ta có thể sử dụng thuốc kháng sinh.
Cách nhận biết viêm mũi dị ứng mãn tính sớm
Viêm mũi dị ứng mãn tính có hai loại chính, đó là viêm mũi dị ứng mãn tính quá phát và viêm mũi dị ứng mãn tính xuất tiết. Những triệu chứng và dấu hiệu cụ thể của mỗi loại khá khác nhau:
- Viêm mũi dị ứng mãn tính quá phát: Các triệu chứng cụ thể là nghẹt mũi, nhiều lúc xuất tiết. Loại này thường xuất hiện ở người lớn nhiều hơn. Nguyên nhân có thể là do bị lệch vách ngăn mũi hoặc do thường xuyên tiếp xúc với bụi và hóa chất.
- Viêm mũi dị ứng mãn tính xuất tiết: Người bệnh thường có xu hướng chảy mũi, các niêm mạc bị phù nề, đọng nhiều chất nhầy, cuốn mũi to và cứng gây hẹp đường thở. Khi bạn bị ngạt mũi trong thời gian dài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng ngửi của bạn, đôi lúc không thể ngủ do khó thở.
Loại này thường xuất hiện tương đối nhiều ở trẻ em, nguyên nhân có thể là vì trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng nhiều lần hoặc sau khi bị viêm amiđan.
Không có nhận xét nào: