Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Mất khứu giác vì bị viêm mũi mãn tính

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng thường gặp nhất là chảy nước mũi, khó thở, nghẹt mũi, tắc mũi khiến việc ngửi mùi khó khăn hơn. Nhưng những người bị viêm mũi mãn tính còn có nguy mất khả năng khứu giác bình thường. Bên cạnh đó bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài quá lâu cũng dễ tiến triển thành bệnh hen suyễn hay bệnh viêm xoang.

Mất khứu giác vì bị viêm mũi mãn tính


Khi bị viêm mũi dị ứng mãn tính, các dịch nhầy trong mũi quá nhiều lại không thể chảy ra ngoài nên mới bịt kín đường hô hấp khiến khả năng ngửi của mũi bị ảnh hưởng.

Khoảng 90% trường hợp viêm mũi là do dị ứng. Hệ miễn dịch đã quá nhạy cảm với các chất như bụi, gây bùng nổ các kháng thể mà bình thường sẽ chỉ sản sinh khi bị viêm nhiễm.
Điều này sẽ dẫn tới tình trạng kháng viêm và sưng nề tổ chức trong mũi, gây ra các triệu chứng điển hình như viêm họng, điếc mùi và hắt hơi hay đau đầu – đây là tình trạng con gái bạn đang phải chịu.

Bệnh rất phổ biến, khoảng 10% dân số bị bệnh viêm mũi dị ứng mà thường xuất hiện từ lúc còn rất trẻ. Yếu tố di truyền cũng có liên quan khá mạnh.

Các tác nhân kích thích như mạt bụi nhà, nấm mốc, nước tiểu động vật nuôi, nước bọt hay lông của vật nuôi. Các loại thảm và khăn chải giường cũng là những môi trường trú ẩn của các tác nhân này. Vì thế việc kiểm soát môi trường sống rất cần thiết, giúp bệnh nhân không bị phát bệnh.

Chẩn đoán dựa trên việc trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh tật, ngoài ra còn có thể xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ giúp xác nhận chính xác có đúng bệnh nhân bị dị ứng không thông qua việc tìm kiếm nồng độ protein miễn dịch IgE trong máu có cao không.

Nếu xét nghiệm cho kết luật là dị ứng thì điều quan trọng là giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng này. Để thực được điều này cần lưu ý dọn dẹp nhà cửa thường xuyên bằng cách lau bụi trên các vật dụng thường xuyên hơn, không nuôi chó mèo trong nhà, không mở cửa khi xung quanh có nhiều cây cối, hằng tuần phải vệ sinh chăn màn, rèm cửa sạch sẽ.

Có thể dùng một số loại thuốc có thể giúp – bao gồm cả thuốc kháng histamine uống hoặc xịt mũi, thuốc xịt steroid và các chế phẩm khác chặn phản ứng miễn dịch.

Ngoài ra có thể dùng liệu pháp desensitisation để chữa viêm mũi dị ứng, tức là tiêm lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể vào hàng tuần và trong một khoảng thời gian dài (tháng hoặc năm), với mục đích thay đổi cách thức phản ứng của hệ miễn dịch.

Không có nhận xét nào:

 

Tủ thuốc gia đình © 2014

Blog được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ. Vui lòng ghĩ rõ nguồn link khi chia sẻ lại nội dung từ diễn đàn
Edited By IT Việt