Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới

Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh loãng xương được xếp tương đương với nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não: nguy cơ gãy xương của nam chiếm 1/3 so với nữ.



Nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới



Khoảng 30% đàn ông chết trong vòng 1 năm sau khi bị gãy xương ở vùng hông do loãng xương; trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ chiếm khoảng 12%.

Theo thống kê, tất cả các trường hợp gãy lún đốt sống do loãng xương hầu như không được phát hiện. Người bệnh cứ tưởng bị đau lưng thông thường khi có tuổi, nhất là nam giới vì nghĩ mình không bị loãng xương nên không chú ý.

Chính điều này cũng khiến nguy cơ gãy xương trọn đời ở nam giới chiếm khoảng 13 – 50%. Riêng gãy xương đùi do loãng xương khiến khoảng 30% nam giới tử vong trong 1 năm đầu và khoảng 25% phải có người trợ giúp trong suốt phần đời còn lại.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở nam giới

Tuổi tác

Theo TS Matthew Drake, Phó giáo sư y học và là nhà nghiên cứu bệnh loãng xương ở nam giới thuộc BV Mayo tại Rochester, Minnesota (Mỹ), nguy cơ chính gây loãng xương ở nam giới là tuổi tác. Khi đàn ông đến 50 tuổi, mật độ xương bắt đầu giảm dần.

“Xương liên tục được loại bỏ, tái hấp thụ và xây dựng trong cơ thể. Quá trình tái tạo xương này cân bằng ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng đến độ tuổi 50 trở lên, nó diễn ra chậm lại, và đó chính là lý do khiến xương suy yếu”

Không hấp thụ đủ canxi và vitamin D

Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Canxi là khoáng chất cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe, còn vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả.
Đàn ông trên 50 tuổi cần khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày. Nguồn cung cấp canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như nước cam ép và ngũ cốc. Trong khi đó, hàm lượng vitamin D được hấp thụ chủ yếu thông qua da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Di truyền

Gen chi phối chuyển hoá canxi và vitamin D. Cha mẹ hay anh chị em trong nhà bị bệnh loãng xương thì các thành viên cũng dễ mắc bệnh, nhất là những người đã có tiền sử gãy xương.

Uống quá nhiều rượu

Nam giới khó cưỡng lại các cuộc nhậu. Trong khi đó rượu làm giảm tiến trình tạo xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Hút thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị gãy cột sống cao gấp đôi ở nam giới nghiện thuốc lá, so với nam không hút thuốc. Chất nicotin có hiệu ứng độc hại trực tiếp lên các tế bào xương.

Tác dụng phụ của thuốc

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh một số loại thuốc dùng điều trị trầm cảm, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, ung thư… cũng là tác nhân gây loãng xương, mất xương.

Lười vận động

Theo các chuyên gia, để duy trì sức khỏe của xương, hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các bài tập tốt cho xương bao gồm: đi bộ, chạy bộ, bóng rổ, bóng đá, cầu lông. Cơ thể ít vận động đưa tới hao xương, giảm khối xương. Lý do, sự cử động bắp thịt tạo sức ép lên xương và làm cho xương bền chắc hơn. Người bệnh nằm liệt giường lâu ngày xương rất yếu và dễ gãy.

Không có nhận xét nào:

 

Tủ thuốc gia đình © 2014

Blog được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ. Vui lòng ghĩ rõ nguồn link khi chia sẻ lại nội dung từ diễn đàn
Edited By IT Việt