Mỗi khi trời lạnh thì nhiều người xương cốt yếu thường bị đau nhức chân tay. Để giải quyết tình trạng này, chúng ta có các bài thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp rất hay, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng cho mình.
Các bài thuốc chữa chân tay đau nhức
1. Dưỡng huyết khu phong thang
Triệu chứng: Nếu đột nhiên tay chân bên trái đau nhức, dần dần đau kịch liệt như dao cắt, suốt ngày kêu rên, rồi đau lan đến tận tay chân bên phải, sáu bộ mạch huyền, hồng.
Bài thuốc gồm: Thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 10g, kim ngân hoa 10g, tần giao 8g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, tục đoạn 8g, quế chi 8g, tùng tiết 8g, sắc uống ấm ngày 1 thang, chia 2 lần vào sáng và tối.
Cách dùng: đem các vị thuốc sắc lấy nước uống. Nếu chứng đau bớt dần mà tinh thần vẫn suy yếu thì gia nhân sâm 12g, bạch truật 10g để củng cố trung tiêu, bồi dưỡng nguyên khí.
2. Sinh mạch tán phối hợp Bát vị hoàn gia vị
Triệu chứng: Sau khi các triệu chứng giảm, bệnh khỏi dần thì tiếp dùng bài "Sinh mạch" sắc lấy nước để uống bài "Bát vị hoàn"
Bài thuốc "Sinh mạch tán": nhân sâm 4g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 10 hột, sắc lấy nước.
Bài "Bát vị hoàn gia vị": thục địa 8 phần, sơn thù 4 phần (tẩm rượu sao), phục linh 3 phần, mẫu đơn bì 3 phần (tẩy rượu sao qua), hoài sơn 4 phần, trạch tả 3 phần (tẩm nước muối và rượu sao), gia ngưu tất 3 phần, lộc nhung 4 phần, đỗ trọng 4 phần.
Cách dùng: Tất cả tán nhỏ, hoà mật ong giã nhuyễn làm viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần lấy uống 10-12g với nước sinh mạch nói trên.
3. Phương pháp bấm huyệt điều trị bệnh chân tay đau nhức:
Khi chân tay đau nhức ngoài việc dùng các bài thuốc trên, y học cổ truyền còn kết hợp với phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là những huyệt thường dùng.
Bách hội, phong trì: để điều hoà não bộ thần kinh.
Kiên ngung, khúc trì, ngoại quan, uyển cốt: chủ trị đau nhức chi trên. Khúc trì làm mát huyết.
Phong thị, phong long, dương lăng tuyền, thái xung, túc lâm khấp chủ: trị dau nhuc khop chi dưới. Mỗi huyệt day bấm khoảng 1 - 2 phút.
Không có nhận xét nào: