Bệnh đau dạ dày cần tránh chất có cồn, nước có gas
Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa: cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, thịt cá nghiền nát … giúp dạ dày không phải làm việc nhiều. Bạn có thể uống bột nghệ và mật ong giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ: nước bọt sẽ tiết ra nhiều enzyme tiêu hóa hơn, có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn, giảm áp lực lên dạ dày.
Ăn đúng giờ: giúp hình thành phản xạ có điều kiện cho dạ dày, để khi axit từ dạ dày tiết ra sẽ tiêu hóa thức ăn ngay mà không gây hại.
Mát xa bụng: Xoa tay xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ nhiều lần. Cách đơn giản này cũng được áp dụng khi dị đau do bệnh viêm đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày,...
Ăn đủ bữa: cần ăn đủ 3 bữa/ngày, mỗi bữa nên ăn vừa đủ no. Vì khi đói, lượng axit dư thừa sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, còn khi quá no, dạ dày sẽ phải làm việc quá sức.
Những điều không nên làm:
Không dùng rượu, thuốc lá: là một trong những nguyên nhân làm tăng tiết axits dạ dày.Trong quá trình điều trị đau dạ dày mà bệnh nhân vẫn dùng chất độc hai này thì kết quả chữa bệnh không có hiệu quả dù dã tốn nhiều tiền bạc và công sức.
Đồ uống có ga, cà phê: Cà phê gây tăng tiết axits dạ dày còn đồ uống có ga khiến tình trạng đầy hơi trầm trọng hơn. Cả 2 đều nên tránh.
Thực phẩm nhiều chất béo: nó sẽ kích thích dạ dày, khiến nó tiết ra nhiều dịch vị hơn. VÌ chất béo với cấu trúc phân tử to sẽ khiến dạ dày làm việc nặng nhọc hơn, quá trình tiêu hóa cũng lâu hơn.
Thực phẩm sống: Những thực phẩm tươi sống hoặc chưa được chế biến kỹ là nguồn chứa vi khuẩn H.Pylori – là một trong những tác nhân chính gây viêm loét dạ dày.
Stress: bệnh đau bao tử có chiều hương bị nặng hơn mỗi khi chúng ta căng thẳng. Nguyên nhân là vì khi đó trong dạ dày tiết ra nhiều axit HCl hơn, chúng tác động lên lớp thành dạ dày khiến chúng ta không chi đị đau mà đôi khi còn thấy nóng rát.
Không có nhận xét nào: