Bệnh xương khớp thường gây ra những cơn đau nhức kinh khủng và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Theo các khảo sát gần đây, có 3 căn bệnh về viêm khớp rất phổ biến có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, chúng ta cùng xem đó là những căn bệnh nào nhé.
1. Viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở nữ (chiếm 75%). Bệnh thường bắt đầu từ tuổi 30-60.
Đa số bệnh nhân bị từ từ, tăng dần, xen kẽ có những đợt giảm bệnh.
Khó đi lại trong khoảng hơn nửa giờ sau khi thức dậy.
Xảy ra nhiều nhất là ở các khớp nhỏ như bàn tay, ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân... đối xứng hai bên.
Các khớp thường bị biến dạng sớm nếu không được điều trị đúng. Cần điều trị tích cực ngay từ đầu để hạn chế sự tiến triển đến tàn phế của bệnh và bảo vệ chức năng vận động của khớp.
2. Thoái hoá khớp và cột sống
Thường gặp ở nam, chiếm tỷ lệ trên 90%. Tuổi bắt đầu mắc bệnh là tuổi trẻ 13-30 tuổi, có tới 60% bệnh nhân dưới 20 tuổi.
Khởi bệnh thường âm ỉ, từ từ, tăng dần. Bắt đầu thường ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể như: Khớp gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp cổ chân, khớp háng. Người bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống thường mập, chậm chạp, thường kèm các bệnh liên quan tới tuổi khác như: cao huyết áp, đái tháo đường, loãng xương…
Tuy không có thuốc đặc trị nhưng việc loại trừ các yếu tố nguy cơ, thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm cân nặng, tập vận động vừa sức, đều đặn, sử dụng thuốc giảm đau khi cần… Bổ sung calcium, vitamin D, E, C, nhóm B…
3. Viêm cột sống dính khớp
Nam chiếm phấn lớn số bệnh nhân (trên 90%). Tuổi bắt đầu mắc bệnh là tuổi trẻ 13-30 tuổi, có đến 60% số bệnh nhân mắc bệnh dưới 20 tuổi.
Khi bị viêm cột sống dính khớp bệnh nhân thường có dấu hiệu đau âm ỉ, từ từ, tăng dần. Người bị bệnh sẽ thấy đau và cứng cột sống, dưng nóng đỏ đau các khớp lớn (khớp gối, háng, cổ chân), không hoặc ít đối xứng, làm hạn chế các động tác cúi, ngửa, nghiêng… của cột sống lưng, thắt lưng, cổ. Teo cơ rất nhanh.
Cơ thể sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, xanh xao. Với các bệnh nhân trẻ tuổi, có tổn thương các khớp ngoại biên như khớp háng, khớp gối cần điều trị thuốc đặc trị sớm để ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển đến tàn phế (hạn chế dính khớp, teo cơ).
Bảo vệ chức năng của khớp bằng cách tập vận động thường xuyên (đặc biệt bơi lội), tránh nằm co, nằm võng, nằm nệm lún là các điều trị hỗ trợ rất cần thiết giúp tránh hiện tượng teo cơ và dính khớp sớm của bệnh.
Không có nhận xét nào: