Hầu hết mọi loại mỹ phẩm được bán trên thị trường có chứa thành phần chất bảo quản. Đối với những người có làn da khỏe mạnh thường không hoặc ít bị chịu ảnh hưởng bởi thành phần này. Bên cạnh đó rất nhiều chị em có làn da nhạy cảm bị dị ứng da nghiêm trọng sau khi dùng các sản phẩm làm đẹp này.
Nguy cơ bị nổi mề đay ngứa, dị ứng vì chất bảo quản mỹ phẩm
Đi một vòng các khoa khám bệnh da liễu chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều phụ nữ buồn rầu vì dị ứng nghiêm trọng chỉ vì dùng mỹ phẩm. Chúng tôi cso ghi nhận được trường hợp của chị Hoàng Anh (Hà Nội), mơ ước được sở hữu làn da trắng hồng nhưng chị cũng không dám chạy đua theo trào lưu tắm trắng, lột da mà chỉ mua kem dưỡng thông thường. Chẳng ngờ chỉ vì chất bảo quản có trong sản phẩm mà giờ chị bị nổi mẩn ngứa khắp người khó chịu vô cùng, cũng may chị mới dùng vài lần chứ nếu cố dùng tiếp không biết hậu quả còn đến đâu.
Theo các chuyên gia, dị ứng với mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do chất bảo quản. Chất bảo quản được sử dụng nhằm ức chế, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn, giúp sản phẩm không bị phân hủy, cũng như kéo dài thời gian sử dụng. Nhưng nếu nhà sản xuất lạm dụng, dẫn đến tình trạng vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn cho phép hoặc nhà sản xuất sử dụng những chất cấm, sẽ gây nên các nguy cơ đối với người dùng.
Một nghiên cứu mới cho thấy chất kháng khuẩn và chất bảo quản trong các sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, về lâm sàng, xem xét theo nguyên tắc nguyên nhân và hậu quả, rất khó xác định một người nào đó bị dị ứng chất bảo quản, hay nói cách khác, nhận định chung là chứng dị ứng mỹ phẩm chứ không nêu cụ thể nguyên nhân gây dị ứng là chất bảo quản của mỹ phẩm.
Không phải sản phẩm dài hạn là tốt
Đối với thực phẩm chức năng bổ sung bằng đường uống, giới thiệu công dụng làm đẹp, chống lão hóa da, làm trắng, xóa nám, tàn nhang, trị mụn… nếu bị ngộ độc, dị ứng chất bảo quản sẽ nguy hiểm hơn so với bôi mỹ phẩm bên ngoài, vì người dùng uống trực tiếp vào cơ thể.
Theo các chuyên gia, chất bảo quản trong thực phẩm chức năng thường có 3 nhóm: Các chất sát khuẩn, chất kháng sinh và chất chống ô xy hóa, như: axit benzoic, axit boric, salicylic, anhydride sunfure, natri nitrat, nitrit…được sử dụng làm chất sát khuẩn, chống men, mốc, phân hủy, giữ màu. Chất bảo quản thường gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh. Ví dụ, axit benzoic khi vào cơ thể tác dụng với glycocol chuyển thành axit hippuric không thải độc ra ngoài, ảnh hưởng gan, thận. Với axit boric, một số nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy hiện tượng teo tinh hoàn, gây vô sinh với liều lượng 100mg Bo, có thể gây ung thư ở người…
>>Tham khảo thêm: Bác sĩ da liễu giỏi tại Hà Nội
Đối với mỹ phẩm bôi trực tiếp ngoài da, có một số chất bảo quản đã được nghiên cứu và đánh giá tác hại, hệ lụy đến người tiêu dùng. Trước đây, chất bảo quản paraben, phenoxyethanol, methylisothiazolinone (MIT) chiếm hầu hết trong các mỹ phẩm, do có tác dụng chống nấm và vi khuẩn. Tuy nhiên, từ 11/8/2015 các chất này đã bị cấm sử dụng. Các nghiên cứu chỉ rõ, paraben có liên quan đến các nguy cơ sức khỏe đối với con người, đặc biệt là phụ nữ.
Làm đệp là nhu cầu chính đáng nhưng chị em cần biết sử dụng mỹ phẩm thông minh để không bị tiền mất tật mang, đẹp chưa thấy lại phải chạy đôn đáo tìm nơi chữa dị ứng. Thông tin hữu ích chúng tôi muốn chia sẻ đến phái đẹp đó là những sản phẩm tương đối an toàn thường có thời gian sử dụng được dưới 1 năm, đương nhiên nhãn hiệu cũng như xuât xứ cũng khá quan trọng đề đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trang chủ » Bệnh thường gặp » Cẩn trọng với thành phần chất bảo quản trong mỹ phẩm
Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016
Cẩn trọng với thành phần chất bảo quản trong mỹ phẩm
Cẩn trọng với thành phần chất bảo quản trong mỹ phẩm
Bạn đang theo dõi chủ đề: "Cẩn trọng với thành phần chất bảo quản trong mỹ phẩm" Thấy hay thì
Bài viết liên quan:
Bệnh ngoài da,
Bệnh thường gặp
Theo dõi Facebook
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào: