Nếu bé nhà bạn đi tiêu ra phân lỏng hoặc toàn nước trên 3 lần trong ngày thì bé đã bị tiêu chảy. Bệnh có thể xảy ra với bất kì ai,tuy nhiên ở trẻ nhỏ hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện nên rất dễ bị bệnh này. Khi bị tiêu chảy kéo dài, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng trầm trọng, nặng hơn có thể bị tử vong vì bị mất nước nặng nếu như không được chữa trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Vậy cha mẹ cần xử lý như thế nào khi con mình bị tiêu chảy đây?
Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy:
- Trẻ bị tiêu chảy thường có triệu chứng khát nước vì trẻ bị mất nước khá nhiều. Chính vì vậy ngay từ khi con bị tiêu chảy cha mẹ cố gắng cho con uống thật nhiều nước, uống từ từ cho đến khi bé hết khát thì thôi.Tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát.
- Khi bị tiêu chảy niêm mạc ruột của trẻ sẽ bị tổn thương khiến trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng sau này.Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ mau phục hồi chức năng của hệ tiêu hoá và giúp lành bệnh nhanh chóng. Trong giai đoạn này, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều lactose, giảm dị ứng prô-tê-in sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.
- Cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo thịt bằm, khoai tây và vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường. Nếu trẻ uống sữa ngoài thì bạn cần pha loãng sữa gấp đôi so với bình thường.
- Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ để cân bằng hệ vi sinh của đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hoá.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:
- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
- Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
- Bụng đau khi sờ ấn.
- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
- Trẻ kèm theo sốt cao.
- Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ để cân bằng hệ vi sinh của đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hoá.
- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
- Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
- Bụng đau khi sờ ấn.
- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
- Trẻ kèm theo sốt cao.
Không có nhận xét nào: