Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Nhận biết và điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh viêm đường hô hấp trên khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì con bạn sẽ khỏi bệnh sau 7- 10 ngày, ngược lại bệnh phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng rất tai hại như mất hoặc suy giảm thính lực, thủng màng nhỉ, viêm màng não...Các bậc phụ huynh cần lưu ý đến những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ để có cách phòng ngừa bệnh cũng như kịp thời phát hiện khi con mình mắc phải căn bệnh này.


Nguyên nhân viêm tai giữa
- Do sức đề kháng của trẻ còn khá yếu nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh
- Trẻ nhỏ khi nằm bú bình cũng rất dễ bị sữa tràn vào tai gây viêm tai
- Một số trẻ bị bệnh sau khi mắc cảm lạnh.
- Không khí bị ô nhiễm, có khói thuốc lá.
- Cha mẹ lấy ráy tai cho trẻ không đúng cách, chọc sâu vào tai trẻ gây chảy máu.
- Khi trẻ bị bệnh về mũi họng, chất xuất tiết ở mũi họng có thể lan lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm nhiễm.
- Trẻ bị tát mạnh vào khu vực tai hoặc bị sức ép của bom đạn

Triệu chứng viêm tai giữa
- Sốt, thường là sốt cao 39-40oC, nhức đầu.
- Quấy khóc nhiều, hay gây gổ.
- Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ.
- Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
- Không phản ứng khi có tiếng động.
- Đau tai, khó chịu.
- Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai còn các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần.

Cách điều trị bệnh
Điều trị viêm tai giữa có 2 chiến lược phân biệt: điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ. Điều trị toàn thân cần áp dụng vì viêm tai giữa ít khi là bệnh đơn độc. Nó thường đi sau hoặc đi kèm với vài bệnh khác như viêm họng, viêm amiđan hoặc viêm mũi. Điều trị tại chỗ là cần thiết vì ổ viêm ngay ở sát ngoài, cần sử dụng thuốc để chống lan tràn. Mặt khác, điều trị tại chỗ sẽ lấy bỏ ổ viêm trực tiếp giúp quá trình điều trị được nhanh hơn.

Phác đồ chung cần sử dụng đó là kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau và vệ sinh cho trẻ. Trong các trường hợp cấp tính, có thể dùng thuốc corticoid, nhưng chỉ dùng liều thấp và ngắn ngày. Việc điều trị phải do bác sĩ khám, chỉ định, và theo dõi định kỳ.

Một khâu rất quan trọng đó là vệ sinh tai. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh tai để tháo mủ. Khi tai giữa chưa vỡ mủ, bác sĩ có thể chích rạch màng nhĩ cho bé. Bạn yên tâm là sau đó màng nhĩ sẽ tự liền lại hoàn hảo. Nếu đã vỡ mủ rồi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thấm mủ bằng bông, rửa tai cho bé hằng ngày và nhỏ thuốc. Các thao tác này cần được hướng dẫn cẩn thận và bé sẽ nhanh hồi phục. Chỉ sau ngày đầu tiên rửa và nhỏ tai, em bé đã cải thiện triệu chứng thấy rõ. Riêng nhỏ tai, bạn cần nhỏ đúng chỉ định để có tác dụng vì thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ trong vòng 6 tiếng.

Khi viêm tai giữa chuyển thành viêm tai xương chũm, viêm phổi, người nhà cần cho bé đi bệnh viện ngay. Trong trường hợp vỡ mủ, cần tức tốc cho bé đi khám còn khi đang điều trị bệnh mũi họng, em bé đột nhiên có đau tai thì cũng cần cho bé tái khám ngay.

Không có nhận xét nào:

 

Tủ thuốc gia đình © 2014

Blog được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ. Vui lòng ghĩ rõ nguồn link khi chia sẻ lại nội dung từ diễn đàn
Edited By IT Việt