Gần một nửa trẻ nhỏ trên thế giới có khả năng bị dị ứng thức ăn, con số này thật sự rất lớn. Vì vậy để bảo vệ con cái khi không may mắc phải nguy cơ này bố mẹ rất cần phải biết cách sơ cứu, biết cách chữa dị ứng da cho con khi bị kích thích bởi thức ăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất của dị ứng thức ăn đó là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, còn nhẹ thì có thể tự điều trị ở nhà.
Nguyên nhân gây dị ứng vì thức ăn này là do hệ miễn dịch và đường ruột của bé còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao do đó nếu bé tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thức ăn ở trẻ
Những tổn thương ở da như: nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm. Một số trường hợp gây ra các triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy dễ nhầm với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm độc thức ăn.
Có vấn đề trong hô hấp như mắc bệnh viêm mũi dị ứng, ho hen, viêm phế quản, đường ống thanh quản bị sưng to làm trẻ bị khó thở, tim đập nhanh, nguy hiểm hơn là bị suy hô hấp dẫ đến tử vong.
Tinh ý một chút mẹ sẽ thấy con cái có dấu hiệu thay đổi cảm xúc, biểu cảm khi ăn, không thiết tha gì với món ăn nào đó.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn?
Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ rất khó tránh khỏi do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa đủ sức chống đỡ với những tác động xấu từ môi trường ngoài vào. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh tình trạng này cho trẻ với những lưu ý dưới đây:
Nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu tiên. Trường hợp mẹ ít sữa, hãy chọn cho bé các sản phẩm thay thế ít thành phần dễ dị ứng.
Khi cho bé ăn dặm, ban đầu chỉ cho bé tinh bột và chất xơ. Sau một thời gian mới nên thêm đậu, rồi mới đến các loại thịt bò, thịt lợn… Khi con được 1 tuổi trở lên, mẹ mới nên cho con ăn trứng, tôm, cua, cá, lươn…
Tránh cho bé ăn các loại đồ ăn sẵn, các thực phẩm có chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.
Để bé quen với một loại thức ăn mới, hãy cho bé ăn từ từ, từng chút một, theo dõi trong khoảng từ 4 – 5 ngày. Trong quá trình cho con ăn, có dấu hiệu nghi ngờ gì như da nổi mẩn đỏ, da bị sưng phù, đỏ tấy, sưng môi, lưỡi,..., mẹ phải dừng món ăn đó lại ngay lập tức (kể cả loại thức ăn đó có bổ, nhiều chất thế nào đi chăng nữa).
Khi biết bé dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của bé.
Các mẹ hãy tạo ra cho bé một cuốn nhật ký ghi lại những thực phẩm, những biểu hiện khi bé bị dị ứng thức ăn để tiện theo dõi, đồng thời nhắc nhở những người chăm sóc trẻ để hạn chế tối đa nguy cơ có thể xảy đến. Việc này sẽ đặc biệt có ý nghĩa khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ.
Khi chọn thực phẩm cho trẻ, mẹ cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc các loại thức ăn mà người lớn trong gia đình có tiền sử bị dị ứng.
Trang chủ » Sức khoẻ của bé » Mẹ phải làm gì khi con bị dị ứng thức ăn
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015
Mẹ phải làm gì khi con bị dị ứng thức ăn
Mẹ phải làm gì khi con bị dị ứng thức ăn
Bạn đang theo dõi chủ đề: "Mẹ phải làm gì khi con bị dị ứng thức ăn" Thấy hay thì
Bài viết liên quan:
Bệnh ngoài da,
Bệnh thường gặp,
Sức khoẻ của bé
Theo dõi Facebook
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào: