Viêm nhiễm phụ khoa là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Thông thường, chị em thường do thiếu hiểu biết hoặc tâm lí chủ quan, xấu hổ mà không khám và điều trị kịp thời làm bệnh tiến triển nặng hơn rất nhiều. Viêm nhiễm phụ khoa có chữa được không là băn khoăn của đa số phụ nữ nếu bị các bệnh phụ khoa này ghé thăm.
Chị em đã từng bị viêm nhiễm phụ khoa, chắc hẳn thấu hiểu nỗi lo lắng, băn khoăn mỗi khi dùng các thuốc đặt, bôi tại chỗ và thuốc kháng sinh uống, chỉ sau một vài tháng là bệnh lại tái phát trở lại, với các biểu hiện là ra nhiều khí hư có mùi, cảm giác nóng rát khó chịu, đau bụng dưới, ngứa vùng kín,…
Thông thường, khi bị viêm nhiễm phụ khoa, tùy từng ca bệnh, tùy từng lứa tuổi, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh (kháng sinh, chống nấm, chống viêm,…), thuốc bôi ngoài âm đạo (đối với các bạn gái chưa có đời sống tình dục), thuốc đặt âm đạo (với phụ nữ đã có chồng, bạn gái đã quan hệ).
Tuy nhiên, môi trường âm đạo không phải là môi trường vô trùng, trái lại, trung bình có khoảng 6 loại vi trùng khác nhau, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này tạo ra acid lactic làm cho âm đạo có môi trường acid, và đặc biệt tạo ra H2O2, tác nhân diệt trùng mạnh, bảo vệ âm đạo khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại, nấm và ký sinh trùng. Các chủng vi khuẩn Lactobacilli trong âm đạo sống chung một cách hòa bình và không gây tác hại cho âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ bởi các nguyên nhân như sử dụng kháng sinh kéo dài tiêu diệt vi khuẩn có ích, vệ sinh không tốt hoặc không đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo và các viêm nhiễm phụ khoa khác. Vì thế, có thể nói, sử dụng kháng sinh dài ngày chính là “đồng minh” cho viêm nhiễm phụ khoa dễ tái phát và lần tái phát sau còn nặng và khó chữa hơn lần đầu do các tác nhân viêm nhiễm đã trở nên “kháng thuốc”.
Tuy nhiên, môi trường âm đạo không phải là môi trường vô trùng, trái lại, trung bình có khoảng 6 loại vi trùng khác nhau, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này tạo ra acid lactic làm cho âm đạo có môi trường acid, và đặc biệt tạo ra H2O2, tác nhân diệt trùng mạnh, bảo vệ âm đạo khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại, nấm và ký sinh trùng. Các chủng vi khuẩn Lactobacilli trong âm đạo sống chung một cách hòa bình và không gây tác hại cho âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ bởi các nguyên nhân như sử dụng kháng sinh kéo dài tiêu diệt vi khuẩn có ích, vệ sinh không tốt hoặc không đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo và các viêm nhiễm phụ khoa khác. Vì thế, có thể nói, sử dụng kháng sinh dài ngày chính là “đồng minh” cho viêm nhiễm phụ khoa dễ tái phát và lần tái phát sau còn nặng và khó chữa hơn lần đầu do các tác nhân viêm nhiễm đã trở nên “kháng thuốc”.
Các thuốc đặt âm đạo còn được xem như thuốc OTC, cho phép mua và sử dụng dễ dàng, cũng dẫn đến tình trạng kháng thuốc trầm trọng, đặc biệt với nhóm nấm men gây bệnh. Mặt khác, cách thức điều trị ngắn hạn (một liều duy nhất hay liều ngắn ngày) cũng góp phần gia tăng nhóm kháng thuốc nếu điều trị không đúng nguyên nhân hay không đầy đủ.
Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị này thường phức tạp, đòi hỏi phải kết hợp nhiều loại thuốc trong đó có kháng sinh làm giảm khả năng tạo môi trường acid tự nhiên ở âm đạo. Thực tế, có rất nhiều trường hợp sau khi điều trị tạm ổn bằng các loại thuốc đặt, thuốc uống vẫn bị tái phát, tái nhiễm triền miên, “nhờn thuốc” ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe sinh sản của chị em.
Tất cả những nguyên nhân trên đã khiến cho viêm nhiễm phụ khoa ngày càng trở thành một căn bệnh mãn tính, khó chữa trị dứt điểm, rất dễ bị tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng và khả năng làm vợ, làm mẹ của chị em phụ nữ.
Các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sử dụng đúng phương pháp, đúng thuốc, đúng bệnh thì tỉ lệ khỏi dứt điểm là rất cao. Bởi vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên có thói quen khám bệnh phụ khoa định kì để được theo dõi và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Không có nhận xét nào: